Các nhà kinh doanh dược phẩm nói chung và kinh doanh thuốc nói riêng đều có thể gặp một vấn đề khá khó khăn, đó là thuốc hết hạn sử dụng. Thuốc hết hạn không chỉ gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp, các cơ sở bán lẻ,…mà còn đe doạ đến môi trường và sức khoẻ của con người. Vậy cần làm gì khi thuốc hết hạn? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đền cập đến cách xử lý thuốc hết hạn sử dụng theo đúng quy định. Tìm hiểu ngay nhé!
Hạn sử dụng của thuốc là gì?
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13[1]Thư viện pháp luật: Luật Dược số 105/2016/QH13, hạn sử dụng hay hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng ấn định cho một thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng.
Hạn sử dụng của thuốc được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày đến hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm đến hạn.
Hạn sử dụng của thuốc có thể thay đổi trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
Thuốc hết hạn sử dụng là gì? Có nguy hiểm không?
Thuốc hết hạn sử dụng (thuốc quá hạn) là thuốc mà tại thời điểm xét đến đã tồn tại dài hơn hạn sử dụng của thuốc.
Thuốc hết hạn sẽ phần nào bị biến đổi về tính chất lý hoá, giảm hoặc không còn tác dụng chữa bệnh. Không chỉ vậy, sử dụng thuốc hết hạn còn gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho sức khoẻ người dùng.
Việc kinh doanh, buôn bán, cấp phát thuốc hết hạn sử dụng là một hành vi bị nghiêm cấm và sẽ được xử lý bởi pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, cơ sở kinh doanh cần lưu giữ các tài liệu, chứng từ có liên quan đến lô thuốc trong thời gian ít nhất 1 năm kể từ ngày thuốc hết hạn.
Các phương pháp xử lý thuốc hết hạn sử dụng theo quy định
Như đã đề cập bên trên, thuốc hết hạn gây nhiều nguy hiểm cho người dùng nếu bị lạm dụng và việc cố tình buôn bán, cấp phát thuốc hết hạn là vi phạm pháp luật. Do đó, các chủ nhà thuốc, quầy thuốc, doanh nghiệp cần có biện pháp xử lý thuốc hết hạn sử dụng một cách hợp lý và hợp pháp.
Thuốc quá hạn có bị thu hồi không? Có bị tiêu hủy không?
Theo khoản 1 điều 59 mục 2 Luật Dược 2016[2]Thư viện pháp luật: Luật dược 2016
Thuốc hết hạn không thuộc trường hợp được lưu hành trên thị trường.
Theo khoản 1 điều 62 mục 3 Luật Dược 2016 [3]Thư viện pháp luật: Luật dược 2016:
Theo đó, thuốc hết hạn sử dụng sẽ bị thu hồi do không được phép lưu hành tại thị trường.
Theo điều 6 mục 2 phụ lục II thông tư 11/2018/TT-BYT [4]Thư viện pháp luật: Thông tư 11/2018/TT-BYT:
Thuốc hết hạn thuộc vi phạm mức độ 2.
Căn cứ vào khoản 2 điều 15 thông tư 11/2018/TT-BYT (được sửa đổi trong khoản 13 điều 1 thông tư 03/2020/TT-BYT) [5]Thư viện pháp luật: Thông tư 03/2020/TT-BYT:
Do đó, thuốc hết hạn sử dụng phải bị tiêu huỷ sau khi thu hồi.
Nhà thuốc xử lý thuốc hết hạn sử dụng như thế nào?
Khi phát hiện thuốc hết hạn sử dụng, các chủ nhà thuốc cần xử lý như thế nào? Dưới đây là một số cách xử lý thuốc hết hạn sử dụng mà các nhà thuốc, quầy thuốc có thể tham khảo.
Trả thuốc hết hạn lại cho nhà sản xuất
Đây là biện pháp ưu tiên, các nhà thuốc nên tìm cách trả lại thuốc cho nhà sản xuất nếu quá hạn vì nhà sản xuất sẽ có các biện pháp tiêu huỷ phù hợp nhất, giúp bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các thuốc kiểm soát đặc biệt như thuốc độc, thuốc phóng xạ,…
Cố định, bất động thuốc hết hạn
Các nhà thuốc có thể xử lý cố định thuốc hết hạn bằng cách đóng gói thuốc trong các thùng phuy nhựa hoặc sắt thép, đổ bê tông hoặc hàn kín bằng các mối hàn. Ngoài ra, thuốc hết hạn cũng có thể được đem chôn tuỳ theo đặc tính của từng thuốc.
Đốt thuốc hết hạn
Đốt là một trong những biện pháp xử lý chất thải phổ biến, đối với thuốc hết hạn cũng có thể áp dụng được.
Bài viết bên trên là một số thông tin liên quan đến cách xử lý thuốc hết hạn sử dụng mà bạn cần biết. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần giải đáp, bạn đọc vui lòng để lại bình luận xuống bên dưới bài viết nhé!
Chú thích & tham khảo
↑1 | Thư viện pháp luật: Luật Dược số 105/2016/QH13 |
---|---|
↑2, ↑3 | Thư viện pháp luật: Luật dược 2016 |
↑4 | Thư viện pháp luật: Thông tư 11/2018/TT-BYT |
↑5 | Thư viện pháp luật: Thông tư 03/2020/TT-BYT |