Thiết kế nhà thuốc đạt chuẩn GPP không chỉ đem lại một không gian làm việc thoải mái, năng suất cao mà còn giúp thu hút được sự quan tâm của khách hàng, tạo dựng niềm tin cho khách hàng khi thực hiện dịch vụ tại đây.
Vậy làm thế nào để có thể thiết kế nhà thuốc đạt chuẩn GPP vừa mang tính thẩm mỹ, vừa đem lại hiệu quả khi sử dụng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Quy định trong thiết kế nhà thuốc GPP
Thiết kế nhà thuốc đạt chuẩn GPP trước hết phải tuân theo một số quy định:
1. Vị trí: địa điểm cố định, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm. Khu vực hoạt động của nhà thuốc phải tách biệt với các hoạt động khác. Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng cho các hoạt động và tránh nhầm lẫn, không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
2. Diện tích: tối thiểu là 10m2, phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ. Ngoài ra nhà thuốc cũng cần phải bố trí thêm các khu vực khác như: phòng pha chế, khu vực ra lẻ, khu vực tư vấn, khu vực riêng cho mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế.
3. Có đủ thiết bị bảo quản thuốc tại nhà thuốc bao gồm:
➤ Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, phù hợp với yêu cầu trên nhãn thuốc.
➤ Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Nhiệt kế, ẩm kế phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.
➤ Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%. Có tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp với các thuốc có yêu cầu bảo quản mát (8-15° C), lạnh (2-8° C).
➤ Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với yêu cầu bảo quản thuốc.
➤ Ghi nhãn thuốc theo đúng quy định.
Một số yêu cầu khác khi thiết kế nhà thuốc GPP đẹp
Ngoài việc thực hiện đúng những quy định đã nêu trên, để xây dựng thiết kế nhà thuốc GPP đẹp, tạo ấn tượng cho người mua, các chủ nhà thuốc cũng cần xem xét một số yêu cầu sau:
➤ Không gian:
Không gian trong nhà thuốc nên được thiết kế là không gian mở với lối đi thông thoáng, rộng rãi giúp khách hàng có thể thuận tiện đi lại, tham quan, lựa chọn sản phẩm đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc không kê toa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Từ đó khách hàng cảm thấy thoải mái hơn, ghé nhà thuốc nhiều hơn và làm tăng doanh số.
➤ Màu sắc:
Không có quy định cụ thể nào về màu sắc của nhà thuốc nhưng màu sắc cơ bản, thường gặp của những nhà thuốc GPP là trắng sứ, có thể kết hợp thêm các màu xanh lá, xanh dương hay xanh ngọc. Những gam màu này giúp tạo không gian thoáng mát, hiện đại, sang trọng sạch sẽ đồng thời tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mua.
➤ Quầy thuốc:
Quầy thuốc là nơi người bán thuốc trao đổi trực tiếp với khách hàng. Do đó cần thiết kế quầy thuốc cao vừa tầm người bán, phải có nơi ra thuốc lẻ.
Tủ thuốc được chia thành các kệ khác nhau phù hợp với đặc thù ngành Dược với nhiều kích thước, số lượng, chủng loại thuốc đa dạng. Tủ thuốc cũng nên có kính trong suốt để thuận tiện cho việc quan sát, lấy thuốc dễ dàng, nhanh chóng đồng thời tránh sai sót, nhầm lẫn không đáng có.
➤ Cách sắp xếp thuốc:
Cách sắp xếp, trưng bày thuốc trên kệ cũng góp phần tạo nên thẩm mỹ cho tủ thuốc. Do đó thuốc cần được sắp xếp một cách hợp lý, gọn gàng, ngay ngắn, không nên sắp xếp thuốc quá sát nhau mang đến cảm giác trật trội, bí bách.
Khi bố trí thuốc cần phải đảm bảo dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra và cần tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Phân loại, sắp xếp theo từng nhóm sản phẩm (dược phẩm điều trị bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,…).
- Sắp xếp theo nhãn hàng, thương hiệu.
- Phân loại và xếp theo chỉ dẫn bảo quản, đảm bảo nguyên tắc FEFO và FIFO.
- Hàng nặng để dưới, nhẹ để trên, hàng chai, lọ, ống tiêm,… phải để bên trong, không xếp chồng chéo lên nhau.
➤ Bảng hiệu, logo thương hiệu:
Bảng hiệu nên được thiết kế nổi bật với kích thước phù hợp để khách hàng có thể nhận diện được nhà thuốc ngay từ khi ở xa.
Phải có sự đồng điệu về màu sắc giữa bảng hiệu, logo và màu sơn tường để tạo cảm giác thoải mái, dễ nhìn.
Bảng hiệu và logo và những thứ thu hút ánh nhìn đầu tiên của khách hàng. Một bảng hiệu, logo nhà thuốc đẹp không cần thiết phải quá màu mè, nổi bật mà chính sự đơn giản, gọn gàng, khoa học mới tạo nên thiện cảm với khách hàng.
10 mẫu thiết kế nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về cách xây dựng thiết kế nhà thuốc đạt chuẩn GPP, từ đó chọn cho mình được mẫu thiết kế ưng ý, ấn tượng để xây dựng thương hiệu của riêng mình.