Một nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải đạt đầy đủ các yêu cầu thông qua các đánh giá vô cùng khắt khe và tiêu chuẩn. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất là việc sắp xếp nhà thuốc chuẩn GPP. Vậy việc sắp xếp nhà thuốc cần những điều kiện gì? Việc thực hiện sơ đồ nhà thuốc GPP có đạt hiệu quả cao hay không?
Tại sao cần xây dựng sơ đồ nhà thuốc đạt chuẩn GPP?
GPP (Good Pharmacy Practices) là “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” [1]Khoản 5 Điều 2 Thông tư 02/2018/TT-BYT, là thực hành nghề nghiệp quan trọng, được tạo ra dựa trên tiêu chuẩn nghề nghiệp, đạo đức, và chuyên môn của dược sĩ cao hơn yêu cầu pháp lý cần có. Tiêu chuẩn GPP là tiêu chuẩn cuối cùng và cao nhất trong 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc mà bộ y tế ban hành và áp dụng.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2018/TT-BYT [2]Khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2018/TT-BYT, một nhà thuốc muốn đạt tiêu chuẩn GPP thì phải thực hiện tốt về các điều kiện sau:
- Nhân sự.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật.
- Hoạt động của nhà thuốc.
Trong đó, việc xây dựng mô hình sơ đồ nhà thuốc đạt chuẩn gpp là vô cùng cần thiết và quan trọng để nhà thuốc đảm bảo yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật tốt, hiệu quả. [3]Pháp Luật: Tiêu chuẩn GPP là gì? Một nhà thuốc như thế nào được xem là nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP?
Yêu cầu về sơ đồ nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Nhà thuốc GPP để đạt được đánh giá cao về cơ sở vật chất, kỹ thuật thì cần phải đáp ứng 1 số tiêu chí sau đây:
- Diện tích nhà thuốc tối thiểu là 10 m2.
- Vị trí nhà thuốc cố định, cao ráo, thoáng mát, cách xa nguồn ô nhiễm, đủ ánh sáng, tách biệt với các hoạt động khác. Nhiệt độ phòng không quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%.
- Nhà thuốc phải có đầy đủ các khu vực cho hoạt động mua bán như là khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc, khu vực để người bán tư vấn trao đổi thông tin cho người mua, khu mỹ phẩm,…
- Hàng hóa được sắp xếp đảm bảo dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
- Sắp xếp thuốc theo nhóm đạt chuẩn GMP theo quy định chuyên môn hiện hành. Nhà thuốc phải có một tủ riêng đựng thuốc độc bảng A, B có khóa cẩn thận, sắp xếp gọn gàng dễ thấy để bảo đảm quản lý chặt chẽ, tuân thủ các quy chế chuyên môn ngành Dược hiện hành. Những loại hàng nào đang chờ xử lý thì phải sắp xếp riêng khu vực và có nhãn “hàng chờ xử lý”
- Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng. Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ.
- Thuốc phải kiểm soát đặc biệt (gây nghiện, hướng thần và tiền chất) và các thuốc độc hại và/hoặc nguy hiểm khác cũng như các thuốc có nguy cơ lạm dụng đặc biệt, gây cháy, nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy và các loại khí nén) phải được bảo quản ở các khu vực riêng biệt, có các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh theo quy định của pháp luật. [4]Trường Cao đằng Y Dược Pasteur: Bố trí sơ đồ Nhà thuốc đạt chuẩn GPP như thế nào? [5]Pháp Luật: Tiêu chuẩn GPP là gì? Một nhà thuốc như thế nào được xem là nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP?
Mẫu sơ đồ nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Tùy thuộc vào diện tích và mặt bằng của từng nhà thuốc mà việc bố trí sơ đồ nhà thuốc có sự linh hoạt. Dù vậy, các nhà thuốc vẫn ưu tiên một số tiêu chí sau khi thiết kế cửa hàng theo sơ đồ nhưng vẫn đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn bao gồm:
- Các tủ thuốc kê đơn được bố trí ở vị trí thuận tiện cùng với các nhóm thuốc cơ bản như thuốc nhỏ mắt, thuốc OTC,… Các tủ thuốc này được sắp xếp gần nhau và gần cửa ra vào.
- Các khu vực như thuốc Đông y, thực phẩm chức năng, khu vực rửa tay,… được sắp xếp ở xung quanh.
- Nhà thuốc đảm bảo có bình chữa cháy, nhiệt kế, ẩm kế cho việc bảo quản, giữ gìn thuốc.
- Không gian nhà thuốc cần phải thoáng, rộng rãi, các khu vực không được sắp xếp lộn xộn.
6 nguyên tắc cần đảm bảo khi sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo chuẩn GPP
Nguyên tắc 1: Sắp xếp theo từng loại thuốc riêng rẽ
Số lượng thuốc hiện nay là rất nhiều, vì thế nhà thuốc cần phải sắp xếp sao cho dễ dàng phân loại từng mặt hàng thuốc điều trị, thực phẩm chức năng. Ngoài ra nếu nhà thuốc kinh doanh thêm mỹ phẩm, thiết bị Y tế thì cũng phải phân loại rõ ràng.
Nguyên tắc 2: Sắp xếp thuốc theo điều kiện bảo quản phù hợp
- Thuốc được bảo quản trong điều kiện thường: thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt.
- Thuốc bảo quản trong điều kiện đặc biệt: thuốc có mùi, dễ bay hơi hay phân hủy.
Nguyên tắc 3: Đáp ứng yêu cầu của các quy chế, quy định chuyên môn hiện hành
- Nhóm thuốc độc bảng A, B phải được khóa cẩn thận, sắp xếp gọn gàng riêng biệt, dễ thấy để bảo đảm quản lý chặt chẽ, tuân thủ các quy chế chuyên môn ngành Dược hiện hành.
- Những loại hàng nào đang chờ xử lý thì phải sắp xếp riêng khu vực và có nhãn “hàng chờ xử lý”.
- Thuốc phải kiểm soát đặc biệt (gây nghiện, hướng thần và tiền chất) và các thuốc độc hại và/hoặc nguy hiểm khác cũng như các thuốc có nguy cơ lạm dụng đặc biệt, gây cháy, nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy và các loại khí nén) phải được bảo quản ở các khu vực riêng biệt, có các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc 4: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy và dễ kiểm tra
- Sắp xếp thuốc hợp lý, ngay ngắn, đẹp mắt là một điểm tốt giúp nhà thuốc chất lượng ghi điểm với khách hàng.
- Nhãn hàng, hình ảnh thuốc trên các bao bì được sắp xếp quay ra ngoài, thuận chiều nhìn của khách hàng.
Nguyên tắc 5: Nguyên tắc FEFO và FIFO
- Nguyên tắc FEFO: Những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn thì xếp bên ngoài, hạn sử dụng dài hơn thì xếp vào bên trong.
- Nguyên tắc FIFO: Thuốc nào nhập trước thì bán trước, sản xuất trước thì cũng xuất trước.
- Nhà thuốc phải bán hết hộp dở, đã bóc rồi mới mở hộp mới.
- Loại hàng nào nhẹ thì để ở trên, nặng thì để ở dưới.
- Các loại chai, lọ, ống tiêm được xếp chỉnh chu, không xếp chồng và để ở phía bên trong tủ kính.
Nguyên tắc 6: Sắp xếp tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang.
- Phải phân loại tài liệu, sổ sách, giấy tờ có liên quan đến chuyên môn sau đó đánh dấu và bảo quản, sạch sẽ.
- Mẫu quảng cáo, tờ giới thiệu thuốc được sắp xếp ngăn nắp, đúng nơi quy định.
- Tư trang không được để trong khu vực quầy thuốc
- Văn phòng phẩm, dụng cụ y tế, tư trang phải sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định
[6]Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: 6 nguyên tắc cần đảm bảo khi sắp xếp thuốc trong Nhà thuốc theo chuẩn GPP
[7]Pháp Luật: Tiêu chuẩn GPP là gì? Một nhà thuốc như thế nào được xem là nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP?
Sơ đồ nhà thuốc chuẩn GPP giúp cho nhà thuốc nắm được toàn tổng quan về cách bố trí, sắp xếp các khu vực cho nhà thuốc của mình. Từ đó, dược sĩ nắm bắt được các vị trí để thuốc, bảo quản thuốc đảm bảo việc kê thuốc nhanh chóng và chính xác.
Chú thích & tham khảo
↑1 | Khoản 5 Điều 2 Thông tư 02/2018/TT-BYT |
---|---|
↑2 | Khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2018/TT-BYT |
↑3, ↑5, ↑7 | Pháp Luật: Tiêu chuẩn GPP là gì? Một nhà thuốc như thế nào được xem là nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP? |
↑4 | Trường Cao đằng Y Dược Pasteur: Bố trí sơ đồ Nhà thuốc đạt chuẩn GPP như thế nào? |
↑6 | Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: 6 nguyên tắc cần đảm bảo khi sắp xếp thuốc trong Nhà thuốc theo chuẩn GPP |