Vấn đề an toàn sức khoẻ tại nơi làm việc, bệnh viện, trường học,… ngày càng được quan tâm. Các tai nạn xảy ra bất chợt không báo trước rất cần sự cấp cứu kịp thời, để công tác cấp cứu diễn ra đúng lúc, hiệu quả, mỗi doanh nghiệp, cơ sở cần nắm vững danh mục thuốc tủ trực cấp cứu dưới đây.
Quy định của Bộ Y tế về sơ cứu tại nơi làm việc
Theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế:[1]Thư viện pháp luật: Thông tư 19/2016/TT-BYT
- Số lượng túi sơ cứu trang bị phù hợp với số lượng người lao động.
TT | Quy mô khu vực làm việc | Số lượng và loại túi |
---|---|---|
1 | ≤ 25 người lao động | Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại A |
2 | Từ 26 – 50 người lao động | Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại B |
3 | Từ 51 – 150 người lao động | Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại C |
Ghi chú: 01 túi B tương dương với 02 túi A và 01 túi C tương đương với 02 túi B.
- Đối với mỗi mặt bằng hoặc tầng nhà làm việc hoặc bộ phận làm việc cơ động phải bố trí tối thiểu 01 túi sơ cứu phù hợp.
- Các túi sơ cứu tại nơi làm việc phải có đủ số lượng trang bị dụng cụ tối thiểu cần thiết để sơ cứu theo quy định tại mục 3. Không sử dụng để chứa các vật dụng khác.
- Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đầy đủ số lượng và nội dung túi sơ cứu theo quy định.
Danh mục thuốc tủ trực cấp cứu theo các túi thuốc A, B, C
STT | Yêu cầu trang bị tối thiểu | Túi A | Túi B | Túi C |
---|---|---|---|---|
1 | Băng dính (cuộn) | 02 | 02 | 04 |
2 | Băng kích thước 5 x 200 cm (cuộn) | 02 | 04 | 06 |
3 | Băng kích thước 10 x 200 cm (cuộn) | 02 | 04 | 06 |
4 | Băng kích thước 15 x 200 cm (cuộn) | 01 | 02 | 04 |
5 | Băng tam giác (cái) | 04 | 04 | 06 |
6 | Băng chun | 04 | 04 | 06 |
7 | Gạc thấm nước (10 miếng/gói) | 01 | 02 | 04 |
8 | Bông hút nước (gói) | 05 | 07 | 10 |
9 | Garo cao su cỡ 6 x 100 cm (cái) | 02 | 02 | 04 |
10 | Garo cao su cỡ 4 x 100 cm (cái) | 02 | 02 | 04 |
11 | Kéo cắt băng | 01 | 01 | 01 |
12 | Panh không mấu thẳng kích thước 16 – 18 cm | 02 | 02 | 02 |
13 | Panh không mấu cong kích thước 16- 18 cm | 02 | 02 | 02 |
14 | Găng tay khám bệnh (đôi) | 05 | 10 | 20 |
15 | Mặt nạ phòng độc thích hợp | 01 | 01 | 02 |
16 | Nước muối sinh lý NaCl 9 ‰ (lọ 500ml) | 01 | 03 | 06 |
17 | Dung dịch sát trùng (lọ): | |||
– Cồn 70° | 01 | 01 | 02 | |
– Dung dịch Betadine | 01 | 01 | 02 | |
18 | Kim băng an toàn (các cỡ) | 10 | 20 | 30 |
19 | Tấm lót nilon không thấm nước | 02 | 04 | 06 |
20 | Phác đồ sơ cứu | 01 | 01 | 01 |
21 | Kính bảo vệ mắt | 02 | 04 | 06 |
22 | Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có trong túi | 01 | 01 | 01 |
23 | Nẹp cổ (cái) | 01 | 01 | 02 |
24 | Nẹp cánh tay (bộ) | 01 | 01 | 01 |
25 | Nẹp cẳng tay (bộ) | 01 | 01 | 01 |
26 | Nẹp đùi (bộ) | 01 | 01 | 02 |
27 | Nẹp cẳng chân (bộ) | 01 | 01 | 02 |
Danh mục thiết bị của khu vực cấp cứu
Theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, các thiết bị ở khu vực cấp cứu bao gồm:[2]Thư viện pháp luật: Thông tư 19/2016/TT-BYT
- Túi sơ cấp cứu tại nơi làm việc
- Bồn rửa tay có đủ nước sạch
- Giấy lau tay
- Tạp dề ni lông
- Tủ lưu giữ hồ sơ
- Đèn pin
- Vải, toan sạch
- Cặp nhiệt độ
- Giường, gối, chăn
- Cáng cứng
- Xà phòng rửa tay
- Dụng cụ chứa chất thải nguy hại và không nguy hại
- Bô hoặc chậu chứa chất thải của bệnh nhân
- Ghế đợi
- Tủ đựng vật tư tiêu hao và các dụng cụ, phương tiện sơ cứu, cấp cứu
Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, thuốc trong danh mục thuốc tủ trực cấp cứu là một trong những bước quan trọng để đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho các cá nhân của mỗi doanh nghiệp, cơ sở,… Nếu có khó khăn cần hỗ trợ, bạn đọc vui lòng để lại bình luận phía bên dưới bài viết.
Chú thích & tham khảo
↑1, ↑2 | Thư viện pháp luật: Thông tư 19/2016/TT-BYT |
---|